Tụt huyết áp, hay còn gọi là Huyết áp thấp - là hiện tượng khi huyết áp của người bình thường bị thấp, thường dưới 90mmgHg. Hiện nay, huyết áp thấp là hiện tượng rất phổ biến trên thế giới, nhưng đa số chúng ta ít để ý và thường xuyên bỏ qua. Việc tụt huyết áp thường xuyên có thể gây cản trở oxy, các chất dinh dưỡng lưu thông lên não, gây nhiều rủi ro cho sức khỏe thậm chí có thể gây tử vong
Hiểu được nguyên nhân gây huyết áp thấp sẽ giúp cho việc điều trị bệnh dễ dàng hơn rất nhiều. Dưới đây là 10 nguyên nhân gây tụt huyết áp bạn cần biết
1. Mất máu
Hiện tượng mất máu xảy ra khi lượng máu của bạn mất đi quá nhiều, có thể do chấn thương, do không kịp cầm máu hoặc do trong chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ,... làm giảm số lượng tế bào hồng cầu trong máu và dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn gây huyết áp thấp.
2. Cơ thể mất nước
Đây là một trong những vấn đề mà chúng ta đối mặt hàng ngày. Nguyên nhân của mất nước có thể là do nôn ói, tiêu chảy kéo dài hay do tập luyện, ra nhiều mồ hôi và sốc nhiệt. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời có thể dẫn tới tình trạng tụt huyết áp với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
3. Cơ tim yếu
Nếu bạn bị yếu cơ tim, bạn rất dễ bị hạ huyết áp. Cơ tim yếu sẽ làm cho tim gặp trở ngại trong việc bơm máu, làm giảm lượng máu được bơm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ tim yếu, có thể là do bị nhồi máu cơ tim nhiều lần hay một số cơ tim bị nhiễm trùng do virus.
Hãy tăng cường các bài tập thể dục hàng ngày: chạy bộ, chơi thể thao, bơi lội,.. để giúp cho cơ tim của bạn được khỏe mạnh hơn và việc lưu thông máu ngày càng dễ dàng.
4. Nghẽn tim
Tình trạng này có thể xảy ra do nhồi máu cơ tim hay chứng xơ vữa động mạch. Khi đó, các mô đặc biệt giúp dẫn truyền dòng điện trong tim bị tổn hại, gây cản trở một vài hay tất cả các tín hiệu điện đi đến các bộ phận khác của tim, làm cho tim co bóp bất thường, ảnh hưởng đến huyết áp.
5. Viêm nội tạng
Khi các bộ phận trong cơ thể bị viêm, các chất lưu di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào các mô bị viêm xung quanh nội tạng và các khu vực lân cận rồi rút máu, làm mạch máu thiếu hụt một lượng lớn máu, gây mất máu và xảy ra hiện tượng hạ huyết áp.
6. Nhịp tim nhanh bất thường
Nhịp tim nhanh cũng có thể gây tụt huyết áp. Khi tim đập không đều hoặc quá nhanh, các tâm thất của tim do đó cũng sẽ co bóp với một nhịp độ không bình thường. Chính vì điều này, tâm thất không nhận đủ lượng máu tối đa trước khi co bóp, vì vậy lượng máu trong mạch bị giảm, cho dù nhịp tim đập nhanh.
7. Nhiễm trùng nặng
Theo đó, vi khuẩn ở những nơi bị nhiễm trùng như phổi hay bụng thâm nhập vào dòng máu, sau đó sản sinh ra các độc tố làm ảnh hưởng đến các mạch máu, làm tắc nghẽn đường dẫn truyền máu, dẫn đến huyết áp bị hạ.
8. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tụt huyết áp rất cao. Thay đổi sinh lý bình thường trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu nhu cầu máu của cơ thể tăng cao trong khi phụ nữ thường bị nghén, không ăn được nhiều gây thiếu chất, giảm thể tích máu dẫn đến tụt huyết áp.
Dù đây là hiện tượng thường thấy trong thai kỳ nhưng tốt hơn là chị em nên kiểm soát càng chặt càng tốt nhằm phòng tránh các biến chứng cho thai nhi. Tránh xúc động mạnh, bổ sung đầy đủ nước cho cả mẹ và con,...
9. Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phòng ngừa bệnh tật hiệu quả, đặc biệt đối với căn bệnh huyết áp thấp.
Tất cả mọi người đều cần bổ sung dinh dưỡng để sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Việc thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể gây ra các biến chứng, trong đó có tình trạng hạ huyết áp.
10. Các vấn đề nội tiết
Hormon trong cơ thể được coi là sứ giả giúp thực hiện điều chỉnh chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có huyết áp.
- Suy giáp: chức năng tuyến giáp suy giảm có thể liên quan đến huyết áp thấp
- Rối loạn chức năng tuyến yên hoặc bất thường tuyến thượng thận có thể gây sụt giảm cortiisone, aldosterol và các hormon khác trong cơ thể, ảnh hưởng đến việc điều hòa huyết áp
- Bệnh bệnh nhân bị rối loạn đường huyết, đường trong máu có lúc xuống quá thấp hoặc lên quá cao cũng có thể làm giảm huyết áp theo các cơ chế khác nhau. Người bị tiểu đường còn có thể bị rối loạn hệ thống thần kinh thực vật và gây hạ huyết áp tư thế đứng.
Mọi người hãy chú ý để phòng tránh bệnh cho mình nhé.
WEBSITE: WWW.THAODUOCQUY.VN
Showroom: Số 36, ngõ 165, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
VPGD: Phòng 310, nhà 7, tập thể đại học thủy lợi, Đống Đa, Hà Nội
(Đi ngõ 95 hoặc ngõ 165 Chùa Bộc Vào)
Hotline: 0243 564 0311
TƯ VẤN SỬ DỤNG SẢN PHẨM HOẶC BỐC THUỐC ĐIỀU TRỊ:
Lương Y Nguyễn Thị Tuyển Mobi/Zalo: 0978 491 908
Lương Y Bùi Mạnh Toàn Mobi/Zalo: 0984 795 198.
Facebook: www.facebook.com/thaythuoc.thaoduocquy.vn